top of page

RECOGNITION & ENFORCEMENT OF FOREIGN ARBITRAL AWARDS IN VIET NAM (P3)

Updated: Oct 5, 2021

PART 3. BARRIERS TO THE RECOGNITION AND ENFORCEMENT OF FOREIGN ARBITRAL AWARDS IN VIETNAM

(Cuộn xuống để đọc tiếng Việt)



Statistics over the years show that the number of foreign arbitral awards recognized in Vietnam is very limited: 83 foreign arbitral awards between January 1, 2012 and September 30, 2019. The most common reasons for refusing recognition and enforcement include:

(i) The awards were not served to the enforceable party in accordance with the arbitration proceedings (referenced 27 times);

(ii) Such arbitral awards, if recognized, would be contrary to the fundamental principles of Vietnamese law (referenced 10 times); and

(iii) The lack of authority for the parties to engage in arbitration or the inability to follow the signing procedures (referenced 6 times).


From the above data and the experience of LLVN lawyers through a number of cases where LLVN represents clients, it can be seen that the barriers to the recognition and enforcement of arbitral awards in Vietnam are:


3.1 Barriers to consistency and accuracy in the application


(i) Failure to recognize and enforce foreign arbitral awards for violations of “fundamental principles of the law of the Socialist Republic of Vietnam”.


In this regard, there is a wording difference between the New York Convention and Vietnam's civil procedure code. The New York Convention stipulates: “The recognition and enforcement of the decision would be contrary to the public order of that country.” Meanwhile, point b, Clause 2, Article 459 of Vietnam's civil procedure code stipulates: "The recognition and enforcement of foreign arbitral awards in Vietnam is contrary to the basic principles of the law of the Socialist Republic of Vietnam”.


Resolution No. 01/2014/NQ-HDTP of the Judicial Council of the Supreme Court guiding the enforcement of a number of provisions of the Law on Commercial Arbitration, explaining that “the basic principles of Vietnamese law are the basic conduct has an overarching effect on the formulation and enforcement of Vietnamese law” (understood in the sense of basic principles within the country and this sense is a very broad interpretation). According to the above guidance, the Court must determine whether the arbitral award violates one or more basic principles of law and whether that principle is related to the arbitration's dispute settlement that the Arbitral Tribunal has failed to comply with when issuing an arbitral award and the arbitral award seriously infringes upon the interests of the state, the legitimate rights and interests of one or more parties, or a third person.


The content of the "fundamental principles of Vietnamese law" as stipulated in the Civil Procedure Code and guidance in Resolution No. 01/2014/NQ-HDTP still only stops at a general level. , there is no satisfactory answer "what is the basic principle of Vietnamese law and in which document?". In fact, the courts as well as the parties tend to consider the principles enshrined in the civil code, commercial law and some other laws as basic principles of Vietnamese law. This situation leads to the understanding and application of the regulation in practice, which is highly dependent on the subjective judgment of the judge who is considering the application, and therefore there is a possibility of different views. This is a major barrier in the recognition and enforcement of foreign arbitral awards.


(ii) The nature of the procedure for requesting recognition and enforcement of foreign arbitral awards is not properly understood.


The essence of the procedure for recognition and enforcement of foreign arbitral awards is that it does not review the content of the dispute relationship, only considers the order in which the arbitration proceedings take place, the arbitral award is issued. Typical examples of this barrier include:


Firstly, the court will look into the content of the dispute that has been ruled by a foreign arbitrator. This commonly occurs in situations where the law enforcer thinks that the foreign arbitral award is "incorrect, unfair" or "violating the basic principles of Vietnamese law" or intentionally obstructing, prolonging the recognition and enforcement procedures to prolong the time limit for enforcement of the award.


Secondly, when the court considers the “procedure of arbitration”, it will request for evidence to prove that the arbitration is correct. Even when the evidence was provided, the court relies solely on the procedures of the Vietnamese civil procedure law for service, rather than the agreement of the parties and the rules of the arbitration center, to determine whether the procedure for service is appropriate.


3.2 The burden of proof on the party requesting the recognition and enforcement of foreign arbitral awards


The burden of proof on the claimant for recognition and enforcement and the law enforcer is substantial and exists throughout the claim process. This burden of proof includes both demonstrating the satisfaction of the conditions for initiating the recognition and enforcement proceedings, demonstrating the merits of the enforcement claim, and demonstrating any problems that arise during the objection, defense of each party in the proceeding. Common difficulties encountered are as follows:


(i) Difficulty in selecting evidence to provide. In a case where LLVN represented a claimant who claims for the recognition and enforcement of a Singapore arbitration award in Vietnam, we encountered a situation in which the court required “proving that the person signing the petition and initiating arbitration proceedings in Singapore as the duly authorized representative of the claimant for recognition and enforcement”. This situation seems simple, but in reality, the person requesting recognition and enforcement has encountered obstacles because according to Singapore regulations, the certificate of business registration and information related to the business such as the managing director, the legal representative will be issued and displayed on the electronic data system (on www.bizfile.gov.sg) without a printed document with full signatures like a business registration certificate of Vietnam. The fact that the court relies on Vietnamese law to make such unreasonable requests as above is no exception.


(ii) Difficulty in proving that the arbitration proceedings abroad took place in accordance with the agreement/law where the award was made. In fact, the law enforcer will tend to use the basis of "arbitration procedures are contrary to agreement and illegal" to invalidate the declared arbitral award, some common arguments to back up such claim are: (1) was not informed of the appointment of the arbitrator, or (2) was not informed of the arbitration proceedings and was unable to participate to protect his legal interests, or (3) unable to present the case, exercise his/her procedural rights...


It should be noted that not all information and documents are considered evidence in civil proceedings under the provisions of the Civil Procedure Code of Vietnam, but must satisfy the conditions as prescribed in Chapter VII of the Civil Procedure Code. This is a big challenge for those who request the recognition and enforcement but are not knowledgeable about Vietnamese law including relevant specialized law and procedural law.


3.3 The enforceability of foreign arbitral awards that have been recognized and enforced in Vietnam


There are many reasons why an award cannot be enforced, including:


(i) The enforcer is no longer able to enforce the judgment. It can be that the enforcer no longer has assets, or has assets, but the assets have been used to secure the performance of other obligations that arose before the judgment. This case is quite common because most foreign arbitral awards are recognized and enforced in Vietnam, the judgment enforcer must be a Vietnamese legal entity having commercial activities abroad or with a foreign legal entity. It can be seen that most Vietnamese legal entities, when participating in commercial activities with foreign elements, usually have a good sense of law observance. When they are not able to voluntarily enforce a judgment, they are more likely to fall into a state of “incompetence”.


(ii) The enforcer intentionally creates the situation to be “unenforceable”. This situation will occur when in the application for recognition and enforcement, the enforcer has predicted that the probability of “losing” is very high, then they can use some legal means to settle as “unenforceable” as is the case in (i) above, especially when the obligation to enforce is of great value.


This article is written by Lawyer Nguyen Thi Kim Thanh, with practical experience contributions from Lawyer Nguyen Xuan Thanh. This article is for reference only, and has references to the data from internet source (https://bitly.com.vn/98iql0). The author of the article and LLVN as well as any personnel of LLVN will not be responsible for the use of the article for any purpose by the reader(s). The topic of the article is a complex field and there are many issues that the author has not yet practiced and analyzed further. We welcome and thank you for any comments and contributions.




PHẦN 3. NHỮNG RÀO CẢN TRONG CNVCTH PHÁN QUYẾT TTNN TẠI VIỆT NAM


Số liệu thống kê những năm qua cho thấy, số lượng phán quyết của TTNN được công nhận ở

Việt Nam là khá hạn chế: 83 phán quyết của trọng tài nước ngoài trong giai đoạn từ ngày 01

tháng 01 năm 2012 đến ngày 30 tháng 9 năm 2019. Các lý do phổ biến nhất để từ chối công nhậnvà cho thi hành bao gồm:

i. Các phán quyết không được tống đạt đến bên phải thi hành theo đúng quy trình, thủ tục tố tụng trọng tài (được dẫn chiếu 27 lần);

ii. Các phán quyết trọng tài đó, nếu được công nhận, sẽ trái với các nguyên tắc cơ bản của

pháp luật Việt Nam (được dẫn chiếu 10 lần); và

iii. Thẩm quyền để các bên tham gia thỏa thuận trọng tài hoặc các thủ tục ký kết thoả thuận trọng tài không được tuân thủ (được dẫn chiếu 6 lần).


Qua quá trình đại diện cho các khách hàng yêu cầu CNVCTH một số phán quyết của TTNN tại Việt Nam trong thời gian qua,chúng tôi tổng hợp một số các rào cản thường gặp trong việc CNVCTH phán quyết TTNNN tại Việt Nam như dưới đây:


3.1 Rào cản về tính nhất quán và chuẩn xác trong áp dụng pháp luật


i. Không CNVCTH phán quyết TTNN vì vi phạm “nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.


Về vấn đề này, có sự khác biệt về mặt từ ngữ giữa Công ước New York và BLTTDS của Việt

Nam. Công ước New York quy định: “Việc công nhận và thi hành quyết định sẽ trái với trật tự

công cộng của nước đó”. Trong khi đó, điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS của Việt Nam lại

quy định: “Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.


Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật trọng tài thương mại, cógiải thích “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam” (hiểu theo nghĩa nguyên tắc cơ bản trong phạm vi quốc gia và giải thích với nghĩa hiểu như thế này là rất rộng). Theo hướng dẫn trên, Tòa án phải xác định được phán quyết trọng tài có vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật và nguyên tắc đó có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp của Trọng tài mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết trọng tài và phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba.


Nội hàm của “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” được quy định tại BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số01/2014/NQ-HĐTP cũng vẫn chỉ dừng lại ở mức chung chung, khái quát, chưa có câu trả lời thỏa đáng “nguyên tắc cơbản của pháp luật Việt Nam là nguyên tắc gì và ở trong văn bản nào?”. Trong thực tế, tòa án cũng như các bên có xu hướng coi các nguyên tắc được ghi nhận trong bộ luật dân sự, luật thương mại và một số đạo luật khác là nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Tình trạng này dẫn đến việc hiểu và áp dụng quy định trong thực tế phụ thuộc nhiều vào cách nhìn nhận, đánh giá chủ quan của thẩm phán đang xem xét đơn, và do vậy có nhiều khả năng tồn tại các quanđiểm khác biệt. Đây chính là rào cản lớn trong cho bên yêu cầu CNVCTH.


ii. Chưa hiểu đúng bản chất của thủ tục yêu cầu CNVCTH phán quyết của TTNN


Bản chất của thủ tục CNVCTH phán quyết của TTNN là không xem xét lại nội dung quan hệ tranh chấp, chỉ xem xét về trình tự thủ tục diễn ra thủ tục trọng tài, phán quyết trọng tài được ban hành. Ví dụ điển hình của rào cản này có thể kể đến là:


Thứ nhất, tòa án đi vào phân xử nội dung vụ tranh chấp đã được TTNN ra phán quyết. Phổ biến xảy ra trong tình huống người phải thi hành cho rằng phán quyết của TTNN “không đúng, không công bằng” hoặc “vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” hoặc cố tình gây cản trở, kéo dài thủ tục CNVCTH để kéo dài thời hạn phải thi hành phán quyết.


Thứ hai, khi tòa án xem xét “trình tự thủ tục của thủ tục trọng tài”, lại đưa ra yêu cầu cung cấp chứng cứ để chứng minh thủ tục trọng tài là đúng. Ngay cả khi đã được cung cấp bằng chứng được cung cấp, thì tòa án lại chỉ dựa vào cácthủ tục của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về việc tống đạt, thay vì thỏa thuận của các bên và quy tắc của trung tâmtrọng tài về việc tống đạt, để xác định xem thủ tục tống đạt có phù hợp hay không.


3.2 Bên yêu cầu CNVCTH phán quyết TTNN gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh


Nghĩa vụ chứng minh của người yêu cầu CNVCTH và người phải thi hành phán quyết là rất lớn và tồn tại xuyên suốt thủ tục yêu cầu. Nghĩa vụ chứng minh này bao gồm cả chứng minh thỏa mãn các điều kiện để bắt đầu thủ tục CNVCTH, chứng minh tính có căn cứ trong yêu cầu thi hành và chứng minh bất kỳ vấn đề phát sinh trong quá trình phản đối, tranh luận bảo vệ yêu cầu của mỗi bên trong thủ tục. Các khó khăn thường gặp phải như sau:


(i) (Khó khăn trong việc lựa chọn chứng cứ để cung cấp. Trong một vụ việc mà LLVN đại diện người yêu cầu CNVCTH một phán quyết của trọng tài Singapore tại Việt Nam, chúng tôi đã gặp phải một tình huống, trong đó tòa án yêu cầu “chứng minh người ký đơn khởi kiện và khởi xướng thủ tục tố tụng trọng tài ở Singapore là người đại diện hợp pháp, có thẩm quyền của người yêu cầu CNVCTH”. Tình huống này có vẻ đơn giản, nhưng thực tế người yêu cầu CNVCTH đã gặp trở ngại bởi vì theo quy định của Singapore, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin liên quan đến doanh nghiệp như người quản lý, người đại diện theo pháp luật sẽ được cấp và hiển thị trên hệ thống dữ liệu điện tử (trên hệ thống www.bizfile.gov.sg) mà không cấp văn bản giấy, có đầy đủ chữ ký xác nhận như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Việt Nam. Việc toà án căn cứ vào pháp luật Việt Nam để đưa ra các yêu cầu không phù hợp như trên không phải là cá biệt.

(ii) Khó khăn trong chứng minh thủ tục tố tụng trọng tài ở nước ngoài đã diễn ra đúng với thỏa thuận/pháp luật nơi phán quyết được tuyên. Thực tế người phải thi hành sẽ có xu hướng sử dụng căn cứ “thủ tục trọng tài là trái thỏa thuận, trái pháp luật” để vô hiệu phán quyết trọng tài đã được tuyên, phổ biến một số lập luận được nêu ra để chứng minh cho quan điểm trên là: (i) không được thông báo về việc bổ nhiệm trọng tài viên, hoặc (ii) không được thông báo về thủ tục trọng tài nên không thể tham gia để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, hoặc (iii) không thể trình bày vụ việc, thực hiện quyền tố tụng của mình...

Cần lưu ý, không phải bất kỳ thông tin, tài liệu nào cũng được xem là chứng cứ trong thủ tục tố tụng dân sự theo quy định của BLTTDS Việt Nam, mà phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Chương VII BLTTDS. Đây là thử thách lớn đối với người yêu cầu CNVCTH không am hiểu về pháp luật Việt Nam bao gồm pháp luật chuyên ngành có liên quan và pháp luật tố tụng.

3.3 Khả năng thi hành phán quyết của TTNN đã có quyết định CNVCTH tại VN

Có nhiều lý do dẫn đến phán quyết không được thi hành, gồm:

(i) Người phải thi hành không còn khả năng thi hành phán quyết. Phổ biến của tình huống này là người phải thi hành không còn tài sản, hoặc còn tài sản nhưng tài sản đã được dùng để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ khác phát sinh trước khi có phán quyết. Trường hợp này khá phổ biến vì hầu hết các phán quyết của TTNN được CNVCTH tại Việt Nam thì người phải thi hành án là pháp nhân Việt Nam có hoạt động thương mại ở nước ngoài hoặc với pháp nhân nước ngoài. Có thể thấy là hầu hết các pháp nhân Việt Nam khi tham gia các hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài thường có ý thức chấp hành pháp luật khá tốt. Khi họ không thể tự nguyện thi hành phán quyết thì nhiều khả năng họ rơi vào tình trạng “không còn khả năng thi hành”.

(ii) Người phải thi hành chủ đích tạo ra tình huống để “không thi hành được”. Tình huống này sẽ xảy ra khi trong thủ tục yêu cầu CNVCTH, người phải thi hành đã phán đoán khả năng “thua cuộc” là rất cao, khi đó họ có thể dùng một vài thủ thuật hợp pháp nhằm dàn xếp làm cho “không còn khả năng thi hành phán quyết” như trường hợp tại mục (i) ở trên, đặc biệt khi nghĩa vụ phải thi hành có giá trị lớn.


Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Thị Kim Thanh, với đóng góp kinh nghiệm thực tiễn từ Luật sư Nguyễn Xuân Thành. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, và có tham chiếu đến các

số liệu thống kê từ nguồn (https://bitly.com.vn/98iql0). Tác giả bài viết và LLVN cũng như bất

cứ nhân sự nào của LLVN sẽ không chịu trách nhiệm cho việc sử dụng bài viết vào bất cứ mục

đích nào của người đọc. Chủ đề của bài viết là một lĩnh vực phức tạp và còn nhiều vấn đề mà tác giả bài viết chưa có điều kiện thực hành, phân tích sâu hơn. Mọi ý kiến góp ý, trao đổi thêm về chuyên đề này xin gửi về info@lawlinkvn.com. LLVN và tác giả chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

---------------------------------------

Lawlink Việt Nam (LLVN) cung cấp các dịch vụ tư vấn, đại diện trong hoà giải tranh chấp, tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng tại toà án và thủ tục tố tụng trọng tài, bao gồm đại diện cho khách hàng trong công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.


LLVN commits to provide world-class legal solutions in consulting and representing clients in mediations and litigations under Civil Procedure and Arbitration Proceedings, including representation for applicants in recognition and enforcement of foreign arbitral awards in Vietnam

---------------------------------

𝐂𝐨𝐧𝐭𝐚𝐜𝐭 𝐮𝐬

Instagram: lawlink.vietnam

Facebook: Lawlink Vietnam

Phone: +84 908107788

Address: Vietnam Business Center Building, No. 57-59 Ho Tung Mau Street, Ben Nghe Ward, District 1, Hochiminh City

230 views0 comments

Comments


bottom of page